Bà Trương Lý Hoàng Phi muốn 'cấy gen trội' startup vào SME

  • 12/01/2021 17:03:48

Chủ tịch IBP gọi sự sáng tạo của startup là "gen trội ", nếu biết tận dụng sẽ gia cố sức mạnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), trong talk Nguy - Cơ 18.

Chủ tịch IBP gọi sự sáng tạo của startup là "gen trội ", nếu biết tận dụng sẽ gia cố sức mạnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), trong talk Nguy - Cơ 18.

Startup khó bắt tay với tập đoàn lớn

Trong cuộc trò chuyện với host Nguyễn Phi Vân tại talk Nguy - Cơ 18, Trương Lý Hoàng Phi, Chủ tịch HĐQT IBP, người từng đảm đương nhiều vai trò trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, từ nhà đầu tư, người hỗ trợ khởi nghiệp, đào tạo, tư vấn...

Từng tham gia một tập đoàn lớn tại Việt Nam, bà có cơ hội có bao quát hơn, và tìm được câu trả lời vì sao startup thường khó kết nối với những tập đoàn lớn. Theo bà, tất cả công ty lớn tại Việt Nam đều bắt đầu từ một ngành nghề tương đối truyền thống, đi lên từ những bài toán thực tế.

Bà Trương Lý Hoàng Phi muốn 'cấy gen trội' startup vào SME

Trương Lý Hoàng Phi trong talk Nguy - Cơ.

Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như gần đây, các tập đoàn không chỉ ở Việt Nam mà thế giới bắt đầu suy nghĩ đến việc đa dạng hóa. "Một là đa dạng các phương thức điều hành. Họ có thể thay đổi một số nhóm ngành kinh doanh, thử nghiệm những mô hình kinh doanh mới để tìm ra những 'đại dương xanh' khác thay vì những 'đại dương đỏ'. Đó là lý do tập đoàn quan tâm nhiều tới đổi mới sáng tạo thời gian gần đây", bà Hoàng Phi cho hay.

Song góc nhìn của những công ty lớn thường rất thực tế. Họ tập trung giải quyết các bài toán đặt trước mắt, ngôn ngữ của họ là những con số rõ ràng. Trong khi, ngôn ngữ của startup ở những giai đoạn đầu là chỉ số của tương lai, đôi khi không thuyết phục. Điều này ngăn cản hai bên tìm được tiếng nói chung.

Nhiệm vụ của những người kết nối là tạo ra "bộ chuyển ngữ" giúp quá trình làm việc giữa các công ty startup và các tập đoàn lớn hiệu quả hơn. Xét ở một khía cạnh nào đó, họ cũng có những nhu cầu rất chung. Một bên tìm kiếm khách hàng sử dụng sản phẩm, một bên tìm kiếm những điều mới mẻ, những giải pháp giúp ngành nghề kinh doanh của họ tốt lên.

"Cấy gen trội" startup vào SME

Theo bà Trương Lý Hoàng Phi, nếu nhìn vào thống kê số SME sống sót, đặc biệt trong đại dịch sẽ thấy nhiều vấn đề. Xu hướng nổi bật nhất là các doanh nghiệp đang ráo ráo tìm kiếm những điều sáng tạo hơn để đưa vào mô hình kinh doanh, như chuyển đổi số.

Với startup, đại dịch giúp họ trở về mặt đất nhiều hơn để tìm được câu trả lời cho việc vì sao giải pháp của mình hay đó nhưng mình chưa có khách hàng, những người đó có trả tiền để sử dụng giải pháp của mình hay không. Họ thực tế hơn, bớt nhìn vào gam màu hồng của tương lai, bớt nói chuyện thay đổi thế giới trước khi thay đổi hành vi khách hàng.

Nhận định về tương lai gần cho hệ sinh thái startup tại Việt Nam, bà Hoàng Phi cho rằng, đó là quá trình thay đổi và chuyển mình của cộng đồng doanh nghiệp SME. Sự chuyển mình sẽ tạo thêm cơ hội cho các startup, đặc biệt trong mô hình B2B. Với các startup trong ngành về B2C, hành vi người dùng thay đổi trong Covid-19 cũng là cơ hội lớn. Ngoài ra, tương lai của hệ sinh thái còn là sự trỗi dậy, những cú bắt tay của các SME và startup.

Bà Trương Lý Hoàng Phi muốn 'cấy gen trội' startup vào SME

Host Nguyễn Phi Vân.

Theo host Nguyễn Phi Vân, không có ai đề cập tới SME trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, bởi doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chỉ quan tâm đến sự sống còn hằng ngày. Tuy nhiên, Hoàng Phi cho rằng: "Quãng thời gian vừa rồi, những SME có tiềm năng thành những công ty lớn, họ có móng nhà vững. Một cơn bão đi qua càng giúp họ nhìn thấy đâu là móng nhà vững nhất, đâu là khung nhà có thể lên nhà lầu để chống đỡ những cơn bão".

Trong đó, với bước đi sống còn là chuyển đổi số, cách thức giúp họ gia cố thêm nội lực để chống đỡ với Covid-19 và những khó khăn trong tương lai là bắt tay với các công ty khởi nghiệp. Lợi thế của những startup là hàm lượng sáng tạo cao, trong khi những doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn có lợi thế về tập khách hàng và những bài toán thực tế.

Theo hướng này các công ty trong cùng nhóm ngành có thể kết hợp với nhau. Đó là một trong những dịch vụ mà IBP đang theo đuổi. Theo vị này, để có sự kết hợp giữa startup và SME, điều đầu tiên cần xác định "sức khỏe" công ty, đâu là tính vượt trội nhất trong mô hình của họ. Ví như với startup, gen trội của họ là gì, giải pháp cho họ đang là gì và cần điều chỉnh bao nhiêu để "cấy" vào các công ty SME này.

Trong tương lai, Hoàng Phi cho rằng đội ngũ mình cần tìm được công thức chung, giúp các doanh nghiệp tìm được những "đồng đội" có khả năng gắn kết và bứt phá. Ngoài dịch vụ kết nối startup với SME, nhóm dịch vụ IBP sẽ triển khai trong tương lai là tư vấn xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, đặc biệt từ các tập đoàn tư nhân và hình thành các vườn ươm công nghệ cao.

Theo nữ doanh nhân, đã đến lúc các SME cần nhiều nguồn lực hơn, không chỉ về tài chính mà còn là cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng chuyên gia, cung cấp cho họ những công thức, cách đi, giúp họ trở thành những "người khổng lồ" trong thời gian tới.

Hoài PhongTrở lại Kinh doanhTrở lại Kinh doanhChia sẻ ×

Nguồn vnexpress.net

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Bà Trương Lý Hoàng Phi muốn 'cấy gen trội' startup vào SME - Doanh Nhân

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều