Sửa Luật Đất đai vào năm 2022

  • 27/07/2021 19:27:12

Dự án Luật Đất đai sửa đổi sẽ được trình xin ý kiến Quốc hội lần đầu vào kỳ họp tháng 5/2022 và lần 2 vào kỳ họp tháng 10/2022.

Dự án Luật Đất đai sửa đổi sẽ được trình xin ý kiến Quốc hội lần đầu vào kỳ họp tháng 5/2022 và lần 2 vào kỳ họp tháng 10/2022.

Chiều 27/7, Quốc hội thông qua Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Quốc hội quyết định bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 2 theo quy trình tại một kỳ họp).

Thời gian trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) được điều chỉnh từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) sang kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).

Sửa Luật Đất đai vào năm 2022

Đại biểu Quốc hội ấn nút thông qua Nghị quyết. Ảnh: Giang Huy

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội sẽ thông qua 5 dự án luật và một dự thảo nghị quyết, gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Cũng tại kỳ họp thứ 3, 5 dự án luật được trình Quốc hội cho ý kiến gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi, cho ý kiến lần 1); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022), 4 luật được trình Quốc hội thông qua, gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. 2 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi, cho ý kiến lần 2).

Đầu tháng 7, Chính phủ trình Quốc hội đề xuất sửa đổi luật Đất đai. 11 nhóm chính sách được đề nghị sửa đổi, bổ sung gồm: Làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai; phân cấp phân quyền và cải cách thủ tục hành chính; phân loại đất theo mục đích sử dụng, theo không gian và chức năng sử dụng đất; bổ sung quy định về việc thu hồi đất để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai...

Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. Chính phủ trình và Quốc hội đã quyết định đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 2013 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Nhưng sau đó, Chính phủ liên tục đề nghị lùi.

Hoàng Thùy Trở lại Thời sựTrở lại Thời sựChia sẻ ×

Nguồn vnexpress.net

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Sửa Luật Đất đai vào năm 2022 - Tin Tức

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều