Thành quả của Imexpharm cho thấy hướng đi của ngành công nghiệp dược là đầu tư có chiều sâu cho công nghệ sản xuất dược phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Những yếu tố gia tăng vị thế thuốc Việt
Các công ty dược phẩm trong nước đang có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ khi bắt kịp hai yếu tố chính giúp ngành dược Việt Nam duy trì tăng trưởng kép 8% trong dài hạn. Thứ nhất là xu hướng nhân khẩu học tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dược phẩm trong dài hạn. Thứ hai, khi dân số già đi, các vấn đề về sức khỏe sẽ xuất hiện nhiều, kéo theo nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc tăng cao, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi, so với nhóm người trong độ tuổi lao động…
Thực tế, ngành dược là một điểm sáng tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức khi doanh thu và lợi nhuận của một số công ty sản xuất thuốc tăng trưởng tích cực. Đặc biệt sự tăng trưởng được ghi nhận từ các công ty dược có chiến lược đầu tư vào nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao đạt tiêu chuẩn EU-GMP, trong đó có Imexpharm.
Đây cũng là yếu tố giúp Imexpharm liên tiếp đạt được tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Năm 2024, Imexpharm đặt mục tiêu doanh thu thuần 2.365 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 423 tỷ đồng. “Imexpharm đang trên đà phát triển mạnh mẽ, và sẽ còn ấn tượng hơn nữa vào nửa cuối năm 2024, đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra. Imexpharm tiếp tục đổi mới và linh hoạt trong kinh doanh với nền tảng vốn điều lệ dự kiến sẽ là lớn nhất trong các công ty dược Việt Nam”, ông Nguyễn An Duy, Phó tổng giám đốc khối Tài chính của Imexpharm, cho biết.
Vào ngày 5/8/2024, tại Hội nghị Nhà đầu tư và Chuyên gia Phân tích, Imexpharm đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với những dấu hiệu tăng trưởng ấn khả quan. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 1.008 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên EBITDA duy trì ổn định ở mức 21%. Đặc biệt, vốn hóa thị trường của Imexpharm, tính theo giá đóng cửa ngày 31/7, đã vượt 6.300 tỷ đồng, tăng 60% kể từ đầu năm.
Đà tăng trưởng mạnh mẽ này tiếp tục được thể hiện rõ nét trong tháng 7/2024, khi doanh thu thuần của Imexpharm đạt 159 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Kênh ETC tiếp tục tăng trưởng vững vàng, trong khi kênh OTC phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng 63% cho OTC và 23% cho ETC. Như vậy, có thể thấy, tháng 7 là giai đoạn tăng trưởng ấn tượng nhất từ đầu năm đến nay, đặc biệt trong bối cảnh thị trường biến động như hiện tại.
Nhà máy kháng sinh công nghệ cao IMP2 đạt chuẩn EU-GMP của Imexpharm. Nguồn: Imexpharm.
Liên tục đầu tư vào dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo thuốc chất lượng cao, đến nay, Imexpharm đã trở thành công ty dược sở hữu cụm nhà máy EU-GMP lớn nhất Việt Nam với 3 cụm nhà máy EU-GMP và 11 dây chuyền EU-GMP. Việc đầu tư sớm vào công nghệ sản xuất, đảm bảo chất lượng thuốc đã và đang giúp Imexpharm đứng số 1 Việt Nam về thuốc kháng sinh.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại nhà máy sản xuất thuốc chất lượng EU-GMP của Imexpharm. Nguồn: Imexpharm.
Cho đến nay, Imexpharm đã có hơn 333 sản phẩm được cấp phép thương mại tại Việt Nam và 11 số đăng ký cho 6 sản phẩm tại châu Âu, bao gồm các sản phẩm phức tạp như Ampicillin/Sulbactam, nâng tổng số Giấy phép lưu hành tại châu Âu lên 28 cho 11 loại sản phẩm.
Chia sẻ về những cột mốc quan trọng này, Thầy thuốc nhân dân, Dược sĩTrần Thị Đào, Tổng giám đốc Imexpharm, cho biết: "47 năm qua, Imexpharm đã hiện thực hóa các cam kết với nhà đầu tư, đối tác, nhân viên, khách hàng và cộng đồng bằng cách khai thác mọi cơ hội nhờ đầu tư vào công nghệ tiên tiến và cơ sở hạ tầng. Chiến lược phát triển bền vững này đã giúp Công ty ghi dấu biểu tượng búp sen xanh trên bản đồ ngành dược trong và ngoài nước".
Tăng hàm lượng R&D, mở thị trường mới
Hướng đi đầu tư cho công nghệ cao và dược phẩm phát minh của các công ty dược như Imexpharm phù hợp với Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045, đó là đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm khu vực.
Nhà máy kháng sinh công nghệ cao IMP4 đạt chuẩn EU-GMP của Imexpharm. Nguồn: Imexpharm.
Hiện nay, các nhóm sản phẩm thuốc điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch và tiểu đường được dự báo sẽ chứng kiến mức tăng trưởng hằng năm từ 11,6% đến 13,2% đến năm 2027. Theo dự báo của BMI Research, thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026.
Với tầm nhìn này, Imexpharm đang lên kế hoạch mở rộng danh mục sản phẩm Non-Antibiotic, và dự kiến xây dựng nhà máy IMP5 mới tại Khu Công nghiệp Quảng Khánh, Đồng Tháp. Bên cạnh các dạng bào chế truyền thống, Imexpharm có khả năng phát triển các dạng bào chế mới như đông khô, viên nén phân tán, thuốc bột đa liều… Các công nghệ này giúp Imexpharm tăng cường khả năng đa dạng danh mục sản phẩm, đặc biệt là sản xuất thuốc biệt dược điều trị các bệnh không lây nhiễm và mãn tính.
Để củng cố thế mạnh trong thị trường thuốc kháng sinh của mình, Công ty tập trung nghiên cứu và sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng nguyên liệu theo công nghệ lên men (Enzymatic). Quy trình sản xuất này đảm bảo chất lượng cao và được giám sát chặt chẽ để kiểm soát các tạp chất nguy hại khó kiểm soát như Nitrosamine (chất gây ung thư), dung môi tồn dư, và kim loại nặng.
Song song đó, Imexpharm đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế với hàng loạt tập đoàn dược đa quốc gia, điển hình như Genuone Sciences, một công ty dược lớn đến từ Hàn Quốc để chuyển giao công nghệ sản xuất sản xuất thuốc biệt dược và thuốc phát minh. Sắp tới, Công ty dự định đầu tư và bắt đầu áp dụng WHO Good Practices for Research and Development Facility trong quy trình sản xuất…
“Những chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho tầm nhìn đến năm 2030 của Công ty, với kỳ vọng doanh thu tăng trưởng gấp ba lần so với hiện tại. Đây là bước tiến quan trọng trong việc củng cố vị thế của Imexpharm trên thị trường toàn cầu; đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các giải pháp điều trị chất lượng cao tại Việt Nam và khu vực”, lãnh đạo Imexpharm cho biết.
Khánh Chi