Việt Nam hiện có hàng triệu người mắc bệnh thận mạn tính. Số ca mắc mới gia tăng khi mỗi năm có thêm 8.000 người suy thận. Bệnh gây nhiều biến chứng và tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thăm khám cho bệnh nhân sau ghép thận - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Mắc thói quen làm hỏng thận mà không biết
Một số biến chứng phổ biến nhất của tình trạng suy thận bao gồm: thiếu máu, bệnh về xương và tăng phosphat trong máu, bệnh tim, tăng kali máu, tích tụ nước trong cơ thể, sức khỏe tinh thần...
Theo thống kê, mỗi năm tỉ lệ người bệnh chuyển sangsuy thậngiai đoạn cuối lên đến hàng ngàn người, là gánh nặng sức khỏe, tinh thần, khiến kinh tế nhiều gia đình kiệt quệ.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết nguyên nhân suy thận, hỏng thận lại bắt nguồn từ chính những thói quen ăn uống, sinh hoạt:
- Ăn quá nhiều protein: Protein từ động vật có thể khiến cho lượng acid trong máu tăng cao gây ra toan chuyển hóa - một tình trạng khi thận không thể loại bỏ được acid, từ đó dẫn tới các tác động bất lợi lên các cơ quan trong cơ thể.
- Ăn quá nhiều muối: Chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng tới chức năng của thận.
- Lạm dụng thuốc giảm đau: Nhiều người thường có thói quen sử dụng thuốc giảm đau để giải quyết các cơn đau đầu. Nếu dùng quá thường xuyên hoặc lạm dụng loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho thận. Mặc dù có thể làm dịu cơn đau, thuốc giảm đau có liên quan tới nguy cơ ung thư thận.
- Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thực sự có thể gây hại cho thận bởi loại thức ăn này có chứa rất nhiều muối, phốt pho - những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
- Ngủ không đủ: Chức năng thận được điều chỉnh bởi chu kỳ thức - ngủ của cơ thể. Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham và Phụ nữ ở Boston (Mỹ) đã xem xét thói quen ngủ của những phụ nữ tham gia nghiên cứu và phát hiện ra rằng những người ngủ quá ít sẽ bị suy giảm chức năng thận nhanh hơn.
- Uống quá nhiều đồ uống có cồn: Các nghiên cứu cho thấy uống hơn 4 ly đồ uống có cồn mỗi ngày có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính.
- Ăn quá nhiều đường: Ăn quá nhiều đường có thể gây béo phì, làm tăng nguy cơ cao huyết áp và tiểu đường, từ đó dẫn đến bệnh thận.
- Uống không đủ nước: Việc uống đủ nước không chỉ duy trì lưu thông máu trong thận mà còn giúp bài tiết chất thải, trao đổi chất và ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
Ăn quá mặn dễ dẫn đến suy thận
Những dấu hiệu suy thận nguy hiểm dễ bị bỏ qua
Theo bác sĩ Trần Tuấn Anh - Bệnh viện Hưng Việt, triệu chứng suy thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng.
Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ. Các dấu hiệu và triệu chứng suy thận hay bị bỏ qua bao gồm:
- Khó ngủ: Khi thận có vấn đề nghĩa là độc tố không thể đào thải ra ngoài và bị tồn lại trong máu. Mức độ độc tố tăng lên khiến bạn khó ngủ.
- Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược: Thận khỏe mạnh và hoạt động tốt sẽ chuyển đổi vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khỏe và sản xuất một loại hormone gọi là Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
Khi thận gặp vấn đề thì sẽ ít tạo ra EPO. Sự suy giảm của các tế bào hồng cầu (những tế bào mang oxy) dẫn đến hiện tượng mệt mỏi nhanh.
- Hôi miệng: Khi chất thải tích tụ trong máu, nó sẽ thay đổi hương vị thức ăn và khiến miệng bị hôi như có mùi kim loại. Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu. Hơn nữa, bạn có thể không muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng.
- Da khô và ngứa: Thận khỏe mạnh thực hiện công việc bằng cách loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong cơ thể.
- Thay đổi về nước tiểu: Thận chịu trách nhiệm sản xuất nước tiểu và loại bỏ chất thải thông qua đường tiểu. Không nên bỏ qua những thay đổi về tần suất, mùi, màu sắc và sự xuất hiện của nước tiểu.
- Đau lưng: Suy thận có thể dẫn đến đau lưng thường là phần lưng ngay dưới xương sườn. Ngoài ra bạn có thể bị đau phía trước háng hoặc vùng hông. Đau lưng và chân có thể do u nang thận.
- Sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay: Thận hoạt động kém sẽ không thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Việc này dẫn đến hiện tượng tích natri gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay của bạn.
- Khó thở: Mối liên quan giữa bệnh thận và chứng khó thở, đặc biệt là khi không vận động nhiều có thể do 2 yếu tố.
-Bọng mắt: Một dấu hiệu sớm rằng hệ thống lọc của thận của bạn bị hư hỏng là bạn có thể thấy protein trong nước tiểu và xuất hiện bọng mắt.
- Đau cạnh sườn và hai chân: Suy thận có thể dẫn đến những cơ đau, có thể đau xuất hiện ở cạnh sườn sát với thận, đau thắt lưng và đau ở hai chân. Mặc dù đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp thận suy.
- Hay bị hoa mắt chóng mặt: Thận là cơ quan đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, nó còn có mối quan hệ rất mật thiết với các cơ quan khác trong tạng phủ.
- Cao huyết áp: Hệ thống tuần hoàn và thận phụ thuộc vào nhau. Huyết áp cao là nguyên nhân thứ hai gây suy thận.
- Cảm thấy ớn lạnh, rùng mình, tứ chi lạnh: Triệu chứng bệnh thận yếu thường xảy ra đột ngột khiến cho bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh như bị gió thổi ngang người.
-Chức năng sinh lý suy giảm ở nam giới.
Sống lành mạnh phòng ngừa suy thận
Không có cách nào để phòng ngừa hoàn toàn bệnh suy thận, mọi người chỉ có thể áp dụng các phương pháp duy trì lối sống lành mạnh để giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách:
- Uống đủ nước trong một ngày từ 1,5-2 lít, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi.
- Nếu có các bệnh lý nền, bệnh lý đồng mắc thì cần kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết…Giữ huyết áp đúng mục là dưới 140/90mm Hg; kiểm soát nồng độ đường và cholesterol trong máu.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ, rau xanh, hoa quả… vào chế độ ăn hằng ngày. Đồng thời hạn chế các đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, đồ nhiều muối.
- Kiểm soát lượng protein và kali nạp vào cơ thể.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ, không chủ quan với những bất thường của cơ thể.
- Tránh xa căng thẳng, stress trong cuộc sống, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm đạm, giảm dầu mỡ.
Cao huyết áp thứ phát do u tuyến thượng thận
Bệnh nhân N.T.H (trú Thanh Khê, Đà Nẵng) đã được y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng phát hiện, điều trị tình trạng tăng huyết áp thứ phát nhờ phẫu thuật khối u tuyến thượng thận.
Nguồn tuoitre.vn